Phân bón acid Humic chính là thành phần hữu cơ quan trọng trong hợp chất mùn hữu cơ của đất mùn, than bùn, than đá...Các chất hữu mùn này là kết quả của sự phân hủy xác bã thực vật nhờ các vi sinh vật. Ngoài mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây, phân acid Humic còn giúp cải thiện vật lý, hóa tính của đất. Rất tốt cho hệ sinh vật cộng sinh giúp cây trồng phát triển bền vững.
1. VAI TRÒ CỦA AXIT HUMIC
Đối với đất:
+ Axit Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ, duy trì độ phì nhiêu của đất
+ Cải thiện độ ẩm của đất
+ Giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước,
+ Là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi cho đất.
+ Giảm độ mặn vượt quá trong đất
Đối với cây trồng
+ Tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng,
+ Hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất
+ Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn.
+ Cung các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu.
+ Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón
+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống
+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh
+ Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…
2/ CÁCH SỬ DỤNG AXIT HUMIC
– Dùng Axit humic để bón cùng với phân chuồng, hoặc lót dưới hố chất thải phân của các chuồng trại chăn nuôi heo, gà, bò…, sau đó sử dụng hỗn hợp này chuyển sang hố ủ thêm men vi sinh để làm phân bón hữu cơ sinh học bón cho rau màu, cây ăn trái, cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
– Hoạt hóa Axit Humic với dung dịch kiềm (KOH) để chuyển thành Kali Humate bón cho các loại cây trồng.
– Dùng bón lót cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu trong sản phẩm phân hữu cơ: Bã mùn mía, men vi sinh phân hủy Xenlulo, vi sinh khử mùi, hỗn hợp vi lượng vô cơ và vi lượng chelate, lân nung chảy…
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG
– Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng: Cây ăn quả, cây công nghiệp…
– Dùng Axit Humic khi cây bị còi cọc, kém phát triển, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc dinh dưỡng (bón quá nhiều phân bón), cây trồng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bời thời tiết khắc nghiệt (rét hoặc hoặc hạn hán).
– Kết hợp với các loại dinh dưỡng khác (đạm, lân, kali, trung vi lượng) để bón thúc cho các loại cây trồng thời kỳ phát triển thân, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.
– Sử dụng kết hợp với Kali để bón cho cây lượng thực, cây ăn quả… vào giai đoạn trước khi ra hoa, sau khi đậu quả non, thời kỳ đón đòng cho lúa.